Chuột là loài gặm nhấm có nguy cơ truyền nhiễm dịch hạch. Chuột có tất cả 834 loài trên toàn Thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam thường gặp nhất là 3 loài. Hãy cùng tìm hiểu tường tận về các loài chuột phổ biến tại Việt Nam qua bài viết này nhé!
1/ Tìm hiểu sơ lược về loài chuột
Ngoại hình của loài chuột
Đa số các giống chuột hiện nay đều có cơ thể nhỏ, chân ngắn, đuôi dài nhưng rất khỏe mạnh. Chúng sở hữu răng cửa chuyên để gặm nhấm, đào bới hang ổ, thức ăn hay tự vệ. Hầu hết loài chuột đều đi bằng gan bàn chân, lòng bàn tay, bàn chân. Chúng di chuyển dưới nhiều phương thức khác nhau như đi, chạy, đào hang, leo trèo, nhảy, bơi hoặc trượt. Chúng như một “vận động viên thể thao” với thân hình tuy nhỏ bé nhưng khỏe khoắn. Một đặc điểm dễ nhất biết nhất của loài chuột đó chính là phần mồm nhọn. Răng cửa của chúng không ngừng phát triển và khiến chúng “phải” sở hữu một bộ mặt nhọn hoắt. Tuy nhiên cũng chính đặc điểm này giúp chúng có thể tìm mồi, gặm nhấm một cách nhanh hơn.
Loài chuột sở hữu thính giác, thị giác và khứu giác vô cùng nhạy bén. Chúng thường hoạt động về đêm, có đôi mắt bự và một số loài bị nhạy cảm với ánh sáng tử ngoại.
Môi trường sống và thức ăn của loài chuột
Đa số những con chuột tinh ranh đều rất khoái một môi trường có nhiều nguồn lương thực. Chúng thường làm tổ ở ngoài những bức tường của ngôi nhà. Cũng có thể xuất hiện trên mái nhà, hiên nhà, bụi cây, bãi rác,… Một số loài còn thường xuyên xuất hiện ở cống rãnh, đồng ruộng,… Nói chung bất cứ nơi nào có đồ ăn “hợp khẩu vị”, chúng thường xuất hiện đông đúc.
Thức ăn của loài chuột tương đối đa dạng, có thể là thịt, trái cây, rau quả,… Tuy nhiên sở thích về các món ăn còn được phân chia theo từng dòng chuột. Ví dụ chuột cống thường có khuynh hướng yêu thích những món ăn giàu protein như thịt, thức ăn cho vật nuôi. Trong khi đó chuột mái nhà lại thích ăn trái cây. Chúng thường di chuyển để tìm nguồn thức ăn. Vì vậy nhà bạn luôn là mục tiêu hàng đầu mà lũ chuột rình mò.
Tập tính của loài chuột
Loài chuột sống theo quần thể lớn, chúng thường bắt đầu phát triển trong hang ổ. Những cá thể mạnh mẽ sẽ thống trị những con chuột nhỏ bé, yếu thế hơn. Chuột đực thường không bảo vệ chuột cái ở trong hang. Mỗi khi bị đe dọa, chuột thường có xu hướng tự vệ bằng cách đuổi theo, đánh, cắn và cào. Ngoài ra chúng có thể phòng thủ bằng cách đi nhẹ, sấp bụng. Loài chuột phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống của con người. Vì vậy chúng có thể ẩn nấp ở bất cứ đâu, dù thành thị hay nông thôn. Chúng có thể di chuyển với khoảng cách rất xa, chúng cũng rất cảnh giác trước những chiếc bẫy mà chủ nhà đặt ra.
Sinh sản của loài chuột
Chúng có tính xã hội và phương thức giao tiếp khá phức tạp. Chúng giao phối tuần tự dựa trên giai cấp xã hội mà chúng tạo ra. Một số lứa sinh ra không phát triển, trong khi lứa khác lại phát triển rất tốt ngay từ khi mới sinh ra. Loài chuột giao phối đa thê đến hỗn hợp, không chỉ “một vợ một chồng”.
2/ Phân loại chuột thường gặp tại Việt Nam
Ở Việt Nam có 5 loài chuột phổ biến nhất là chuột Đen, chuột Nâu, chuột Nhà, chuột Đồng và chuột Chù. Mỗi loài chuột đều có hình dáng, thói quen khác nhau, không quá khó để có thể phân biệt chúng.
Tìm hiểu về chuột Đen
Chuột Đen có thân hình dài khoảng 16-24 cm, phần đuôi dài hơn so với đầu và thân. Chúng nặng khoảng 150-200 gram. Mũi nhọn, tai lớn, thân mảnh, lông màu đen. Chuột mẹ thường sinh từ 5-10 con mỗi lứa, sinh khoảng 3-6 lứa/ năm. Chuột mẹ thường mang thai 3 tuần và hoàn thiện giới tính sau 12-16 tuần từ khi mới sinh ra. Chúng thường leo trèo, nhanh nhẹn, ít đào bới và ít khi ở ngoài trời. Thức ăn yêu thích của chuột đen là cỏ nhựa. Chúng thường ăn khoảng 15g đồ ăn và 15ml nước mỗi ngày.
Tìm hiểu về chuột Nâu
Chuột Nâu hay còn gọi là chuột Cống, chúng thường xuất hiện rất nhiều quanh khu vực cống rãnh, hôi hám. Cơ thể của chuột nâu dài đến 40 cm, phần đuôi ngắn hơn so với đầu và thân. Chúng nặng khoảng 300-550 gram. Mũi to, ngắn, tai nhỏ và thân mình đẫy đà hơn so với loài chuột Đen. Chuột mẹ thường sinh khoảng 7-8 con mỗi lứa, sinh khoảng 3-6 lứa/ năm. Thời kỳ mang thai kéo dài 3 tuần, hoàn thiện giới tính sau 10-12 tuần kể từ khi sinh ra.
Chuột Nâu thường sống trên cạn, trong hang. Đây cũng là loài chuột duy nhất xuất hiện tại cống rãnh, vì vậy còn có tên gọi khác là chuột Cống. Món ăn yêu thích của chuột Nâu là các dạng thực phẩm tương tự ngũ cốc. Chúng ăn khoảng 30g thức ăn và uống 60ml nước mỗi ngày.
Tìm hiểu về loài chuột Nhà
Chuột Nhà hay còn gọi là chuột Nhắt, có cơ thể dài khoảng 7-9.5cm, đuôi dài tương đương phần thân. Chúng nặng 12-30 gram, chân và đầu tương đối nhỏ, mắt và tai to, khác biệt hoàn toàn với loài chuột Nâu. Chuột mẹ thường sinh 7-8 lứa mỗi năm, mỗi lứa khoảng 4-16 con chuột Nhà. Thời kỳ mang thai giống với hai loài trên – khoảng 3 tuần. Chuột Nhà hoàn thiện về giới tính sau 8-12 tuần kể từ khi sinh ra. Loài chuột này sở hữu bộ lông đa màu, có thể từ trắng đến xám, nâu nhạt, đen. Lông chuột ngắn, ở tai và đuôi thì ít lông hơn. Chân sau của chuột Nhắt khá ngắn, cỡ khoảng 15-19 mm (0.59–0.75 inch); sải chân bình thường khi chạy đạt 4,5 cm (1.8 inch) nhưng chúng có thể nhảy cao đến 45 cm (18 inch).
Chuột Nhà thường sống trên cạn, đào bới và leo trèo khá nhiều. Vì vậy chúng có khả năng ẩn nấp trên mái nhà khi bạn vừa bị con người phát triển. Thức ăn yêu thích của loài chuột này là ngũ cốc. Chúng thường ăn khoảng 3g thức ăn mỗi ngày và không cần uống nước mà vẫn sống sót. Chúng có thể uống 3ml mỗi ngày nếu thức ăn quá khô.
Tìm hiểu về chuột Đồng
Trong 5 loài thì chuột Đồng là một trong những loài gây hại nhất với các bác nông dân. Chuột đồng trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 95-120 mm, đuôi dài 75-110mm và nặng khoảng 14-45 gram. Phần lông trên lưng chuột Đồng có màu nâu, lông dưới màu trắng với một dải lông vàng xung quanh vùng cổ. Chuột Đồng có đôi tai lớn, mắt lồi và đuôi dài.
Chuột Đồng mẹ thường sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 25 hoặc 26 ngày. Nuôi con bằng cách bú, con non thôi bú hoàn toàn sau 18 ngày và thường bắt đầu sinh sản sau khoảng 1 năm sau khi sinh ra. Tuổi đời của hầu hết loài chuột Đồng thường chỉ dưới 12 tháng. Chúng thích sống ở những vùng rừng có tán lá lớn, cánh đồng, cư trú trên các hàng rào, vườn tược ở nông thôn và các tòa nhà.
Tìm hiểu về loài chuột Chù
Đây là loài chuột có hình dáng dễ nhận biết nhất. Chuột Chù theo quan niệm của một số người Việt còn là loài báo tin vui. Khi gia đình bạn sắp có khách, tài chính rủng rỉnh trong thời gian tới,… chuột Chù thường kêu inh ỏi thành từng hồi dài trên mái nhà của bạn. Bạn có thể thử để ý điều này nhé!
Chuột Chù là loài động vật có vú, mũi dài, và hàm răng sắc nhọn. Chúng không phải là loài gặm nhấm, dài khoảng 6-24 cm, thường các loại côn trùng, bọ cánh cứng, ấu trùng bướm, rết, dế, gian đất nhện,… Vì vậy loài chuột này có ích đối với người nông dân, chúng loại bỏ côn trùng và những sâu bệnh gây hại cho đồng lúa, cây cối. Tuy nhiên chúng cũng ăn lúa, gạo, thóc, lúa mạch, ngô, khoai, sắn và cơm thừa.
Trung bình một lần sinh sản của chuột Chù có thể đẻ được từ 8-10 con, mang thai trong khoảng 20-30 ngày. Cách 2-3 tháng lại đến thời kỳ sinh sản của chúng. Chuột Chù nuôi con trong vòng 1 tháng rồi mới cai sữa. Loài chuột Chù xuất hiện tại Việt Nam thường có mùi hôi khó chịu, vì vậy chúng không phải mục tiêu săn bắt của mèo nhà.
3/ Loài chuột có tác hại gì với cuộc sống con người?
Lợi ít hại nhiều là cụm từ khi nói tới các loài chuột thường gặp tại Việt Nam. Chuột thường gây ra những mối đe dọa nguy hiểm cho cuộc sống con người.
Chuột cắn phá hàng hóa, tài liệu
Chuột là loài động vật gặm nhấm, thói quen của chúng có thể gây hư hại tới tài sản, thực phẩm của gia đình bạn. Chúng có thể cắn xé quần áo, các tài liệu hồ sơ, hàng hóa tại doanh nghiệp, công ty. Kho lưu trữ hàng hóa chính là nơi ẩn náu yêu thích của loài chuột. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của một tập thể lớn.
Chuột cắn phá dây điện gây cháy nổ
Loài chuột có thể khiến đồ đạc trong nhà bạn bị đảo lộn. Chúng phá hoại mọi thứ, từ ô tô, xe máy, quần áo và dây điện dẫn tới cháy nổ, giật điện gây thương vong cho con người. Sẽ thật nguy hiểm nếu không gian sống của bạn xuất hiện loài chuột.
Chuột truyền nhiễm các mầm bệnh
Vì chuột là loài động vật ăn tạp, thường ăn đồ ăn ôi thiu nên có thể mang nhiều ký sinh trùng, bọ chét, vi khuẩn độc hại. Chúng mang mầm bệnh nguy hiểm từ những nguồn thức ăn bẩn vào nhà ở, truyền nhiễm các căn bệnh với hàng triệu ký sinh trùng đu bám.
Chuột phá hoại mùa màng
Chuột là kẻ thù số 1 với những gia đình làm nông. Chúng phá hoại mùa màng, cắn phá lúa, hoa quả, hủy hoại lương thực, hoa màu của con người. Tốc độ sinh sản mạnh mẽ khiến con người trở tay không kịp. Gây hại tới kinh tế, mùa màng. Trung bình mỗi năm loài chuột có thể hủy hoại 11.4% sản lượng lương thực, hoa màu, gây ra hàng tá phiền phức cho loài người.
Chuột đào hang ở công trình, nhà ở, đê điều
Loài chuột sống thành bầy đàn, đào hang sâu dưới lòng đất để sinh sống. Chúng có thể đào hệ thống hang phức tạp tại các khu vực gần công trình, nhà ở, đê điều. Điều này có thể gây sụp lún, giảm kết cấu, gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình nhà ở của con người. Gây tốn kém thêm chi phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng mà loài chuột đã gây ra.
Như vậy, loài chuột gây hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người, từ sức khỏe tới kinh tế. Trên đây là những tìm hiểu chi tiết về 5 loài chuột thường gặp tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu diệt chuột tận gốc, liên hệ ngay VinPest qua website https://vinpest.vn/ để được hỗ trợ tư vấn nhé!