Chuột là một loài động vật khá quen thuộc với chúng ta. Nó tồn tại song song với môi trường sống xung quanh và hiện diện trong đời sống hàng ngày của con người. Chuột là một loài động vật có hại cho con người trong suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, loài vật này cũng có những đặc điểm nổi trội, thú vị với những người thích khám phá thế giới động vật. Bài viết này chắc chắn sẽ mang đến nhiều kiến thức mới mẻ. Bạn sẽ nhận ra cuộc sống của chuột thật đặc biệt.
1. Đặc điểm sinh học và tập tính đặc biệt của chuột
Đặc điểm sinh học:
- Chuột là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm. Chúng có hàm răng sắc nhọn và liên tục phát triển. Nhờ vậy mà loài động vật này có thể cắn được những vật thể cứng một cách dễ dàng và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tìm mồi.
- Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật như: các loại hạt, củ và các nông sản khác. Ngoài ra, nhiều loài chuột cũng ăn thức ăn từ thịt. Môi trường sống của con người thực sự là môi trường sống lý tưởng của loài động vật gặm nhấm này.
- Bốn chân của chuột chắc khỏe và linh hoạt, có móng vuốt sắc nhọn. Chúng thường đào hang để sinh sống và tự vệ. Tứ chi phát triển giúp chúng đào bới và tìm kiếm thức ăn một cách dễ dàng hơn.
- Đuôi của chuột khá phát triển, dài và chắc khỏe. Đây là bộ phận giúp chúng giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển như chạy, nhảy, leo trèo, thậm chí là bơi.
- Có rất nhiều loại chuột khác nhau như chuột nhà, chuột cống, chuột nhắt,… Do đó môi trường sống của chúng cũng khác nhau: mặt đất, mái nhà, cây cối. Đây cũng là một trong những mối đe dọa đối với cuộc sống của con người.
Tập tính của chuột:
- Chuột là nhóm động vật có tập tính sống theo bầy đàn. Chúng phân giai cấp, việc giao phối cũng tuân thủ theo giai cấp khi con cái vào thời kỳ sinh sản.
- Chúng có năng lực sinh sản cực kì khủng khiếp. Trung bình một con chuột cái sinh sản khoảng 5-7 đợt/ năm. Trung bình mỗi đợt 4-6 con. Tính ra một năm chúng có thể sinh sản khoảng 35-40 con.
- Chuột thường sinh sống chủ yếu ở những nơi ẩm thấp. Chúng luôn trốn tránh con người mặc dù chúng là loài động vật sống hội sinh với môi trường sống của con người. Chúng thường phản kháng khi có mối đe dọa như cắn, cào bằng móng vuốt và chạy trốn.
2. Đặc điểm của một vài loài chuột thường gặp hiện nay
Loài Chuột nhà:
Chuột nhà là loài động vật gặm nhấm có vú đông đảo nhất trong các loài chuột hiện có. Chúng có cấu tạo cơ thể nhỏ nhắn nhưng rất linh hoạt. Trọng lượng khi trưởng thành của nó chỉ rơi vào 20- 30 gram.
-
Đặc điểm bên ngoài:
Đầu nhọn, tai to, đuôi thường không có lông và dài bằng phần mình, đầu cộng lại. Lông ở phần lưng có màu xám đen, ở phần bụng có màu xám trắng.
-
Quá trình sinh sản:
Quá trình sinh sản của loài chuột này chỉ diễn ra trong 19 ngày. Mỗi lần khoảng 5- 7 con và với điều kiện thuận lợi chúng có thể sinh sản 7-11 lứa mỗi năm. Vòng đời trung bình của chuột nhà thường diễn ra trong một năm.
-
Môi trường sống:
Ở nông thôn chúng thường sinh sống và làm tổ trên các mái nhà, nơi kín và con người ít nhìn thấy chúng. Chúng di chuyển linh hoạt trên các song gỗ và chủ yếu tìm kiếm thức ăn vào ban đêm: lúa, khoai, ngô, sắn và các lương thực khác.
Ở thành thị thì chuột chủ yếu sống ở các ngóc ngách như móng nhà, sân vườn và ăn thức ăn thừa trong các thùng rác, các loại côn trùng. Vì nhà ở thành thị được thiết kế khép kín hoàn toàn chuột khó có thể xâm nhập và làm tổ.
Loài Chuột cống:
Khác với chuột nhà, chuột cống có kích thước khá lớn dao động từ 400-600 gram và có nhiều con còn có kích thước lớn hơn.
-
Đặc điểm bên ngoài:
Đây là loài chuột có cơ thể rắn chắc, đuôi khỏe và thường có vảy, dài bằng phần mình. Tai của chúng nhỏ và đầu khá tù. Lông của chúng khá cứng và có màu nâu vàng.
- Quá trình sinh sản:
Mùa sinh sản của chúng rơi vào mùa xuân và mùa thu, khi mà khí hậu mát mẻ và ấm. Quá trình sinh sản của chúng diễn ra trong 22 ngày và mỗi lứa sinh khoảng 9-12 con. Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên của chúng từ 5-12 tháng.
- Môi trường sống:
Chuột cống là loài động vật sống trong hang. Do đó chúng thường sinh sống ở các bãi đất trống, ẩm ướt xung quanh môi trường sống của con người.
-
Thức ăn:
Chúng là loài động vật ăn tạp, chúng thích những loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt, cá con người bỏ đi, chúng cũng có thể ăn được các loại hạt và loại thực vật khác. Ngoài ra chúng còn có thể săn bắt và ăn côn trùng. Đặc biệt, chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm.
3. Những lợi ích và tác hại chuột mang đến cho đời sống con người
Những lợi ích mà chuột mang lại:
- Phục vụ trong nghiên cứu khoa học: Chuột là loài động vật thường được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm. Chúng là loài động vật có trí thông minh cao và khả năng phản xạ tốt. Do đó, chúng được sử dụng làm vật thí nghiệm cho các nghiên cứu khoa học. Hai loại chuột được sử dụng trong nghiên cứu nhiều nhắt đó là chuột nhắt và chuột cống.
- Với khứu giác nhạy bén, chúng có thể được huấn luyện để phát hiện ra chất nghiện và chất nổ cực kì chính xác. Giúp con người rất nhiều trong quá trình phát hiện và xử lý những loại chất cấm.
- Ngoài ra, tại Việt Nam, chuột đồng còn được coi là một món ăn đặc sản vùng miền cung cấp nguồn protein cho con người.
3.2 Những tác hại mà chuột gây ra:
- Ngoài những ưu điểm nổi trội đó thì với tập quán gặm nhấm và thức ăn chính là các loại hạt thì chúng được coi là kẻ thù của những người nông dân. Chúng thường phá hoại mùa màng bởi năng lực sinh sản cực kì mạnh của chúng.
- Chúng còn là loài động vật mang bệnh dịch hạch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. Chúng gặm nhấm bất kì thứ gì cản đường chúng trong quá trình kiếm ăn.
Do đó, con người thường tìm cách tiêu diệt chuột bằng các biện pháp khác nhau. Ví dụ như: sử dụng thuốc diệt chuột, đặt bẫy, sử dụng keo dán chuột… để lấy lại sự cân bằng cho môi trường sống. Đồng thời hạn chế sự phá phách của loài động vật gặm nhấm này.