Tìm hiểu về loài mối chúa – Kẻ ngồi không hưởng lợi

Mối  có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và rất gần với loài gián. Mối có tổ chức xã hội rất chặt chẽ gồm: Mối chúa, mối vua, mối thợ và mối lính. Trong đó, loài mối chúa được xem là “kẻ ngồi không hưởng lợi” vì chỉ đảm nhận chức năng sinh sản và điều tiết trong tổ. Chúng có thân hình lớn nhất, lớn hơn mối vua 100 lần. Và lớn hơn mối thợ và mối lính từ 300 đến 1000 lần. Để hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng đọc bài viết này nhé!

 

Tìm hiểu về loài mối chúa - Kẻ ngồi không hưởng lợi
Tìm hiểu về loài mối chúa – Kẻ ngồi không hưởng lợi

Đặc điểm và môi trường sống của loài mối chúa

Đặc điểm của loài mối chúa

  • Kích thước: đầu nhỏ, bụng to, cơ thể có thể dài từ 12-15 cm.
  • Có bộ phận sinh dục phát triển.
  • Chúng có thể sống đến 10 năm, ban đầu đẻ ít trứng.
  • Sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục phát triển và có thể sinh sản từ  8000-10000 trứng.
  • Loài mối chúa ban đầu là mối cánh.
  • Mối cánh khi lớn sẽ tách đàn  để đi tìm nơi ở và hình thành tổ mới tại đó.
  • Nơi đó có đủ nguồn thức ăn và môi trường thuận lợi để sinh sống.
  • Sau đó chúng rụng cánh và tìm bạn tình(mối vua) để giao phối  và bắt đầu quá trình sinh sản.
Xem thêm:  Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc diệt chuột như thế nào an toàn?

 

Tìm hiểu về loài mối chúa - Kẻ ngồi không hưởng lợi
Mối chúa và đàn con trong tổ của chúng

Môi trường sống của loài mối chúa

  • Mối sinh sống trong môi trường có khí hậu nhiệt đới.
  • Đó là môi trường thuận lợi nhất vì chúng phải sinh sản hằng ngày.
  • Không như khu vực ôn đới, khi thời tiết chuyển lạnh, chúng phải ngừng sinh sản.
  • Đó cũng  là lý do vì sao loài mối lại sinh sôi và phát triển mạnh ở Việt Nam.
  • Chúng thường sống ở trong tổ dưới lòng đất hoặc sống trong các vật dụng, dụng cụ bằng gỗ.
  • Và đó cũng  là nguồn thức ăn  chính của nó, cellulozo, một thành phần có trong các loại gỗ cây.

Nhiệm vụ và tập tính sinh sản của loài mối chúa?

Nhiệm vụ của loài mối chúa

  • Loài mối chúa thường chỉ núp sâu trong tổ .
  • Và chỉ ra ngoài khi di chuyển từ tổ chính sang tổ phụ khi nơi ở đó bị hư hại do ngập lụt,…
  • Đó là lý do chúng được mệnh danh là “kẻ ngồi không hưởng lợi”.
  • Chúng sẽ nằm lại trong tổ và thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống bằng cách sinh sản.
  • Chúng còn chỉ huy đàn mối trong tổ
  •  Và hình thành tổ ở nhiều nơi khác nhau bằng cách để mối cánh tự bay đi tìm nơi ở mới. 
  • Chúng không đi kiếm ăn mà  sống nhờ  vào thức ăn mối thợ và mối lính kiếm được và đem về tổ. Đó là cellulozo, một thành phần chứa trong  các loài cây gỗ. 
    Tìm hiểu về loài mối chúa - Kẻ ngồi không hưởng lợi
    Mối chúa có thể sinh đến 500 trứng một lần

Tập tính sinh sản của loài mối chúa

  • Loài mối chúa sẽ sinh sản ra hàng loạt trứng trong tổ và có khi sinh từ ngày này qua ngày khác.
  • Khi trứng được sinh ra, chúng không tự ấp mà các mối thợ và mối lính sẽ làm nhiệm vụ đó.
  • Mối thợ và mối lính sẽ thực hiện ấp trứng cho đến khi trứng được nở ra và phát triển thành mối trưởng thành.
  • Mối trưởng thành được sinh ra gồm mối vua, mối chúa, mối thợ và mối lính.
  • Các mối chúa và mối vua sẽ được nuôi dưỡng và khi lớn lên sẽ làm nhiệm vụ sinh sản, duy trì nòi giống.
Xem thêm:  Loài gián sinh sản có gì đặc biệt không?

Cách tiêu diệt mối chúa sao cho hiệu quả?

loài mối chúa là nguồn cơn sinh sôi nảy nở nên muốn diệt tận gốc loài mối thì phải tìm được tổ của chúng và tiến hành “diệt cỏ tận gốc” tại đó.

Cách 1: diệt mối bằng dầu hỏa

  • Nếu ta phát hiện tổ mối ở nền đất, ngoài vườn hoặc ở những ngõ ngách trong nhà thì bạn có thể dùng dầu hỏa quét vòng vùng đó lại.
  • Rồi sau đó chất rơm hoặc củi rồi tiến hành châm lửa đốt ngay tại tổ mối.
  • Cách này có thể giúp chúng ta diệt mối tận gốc và ngăn chặn đường sinh sản của loài mối chúa sau này.

Cách 2: diệt mối bằng vôi

  • Cũng như dầu hỏa thì vôi cũng có thể dùng để diệt mối.
  • Bằng cách đổ vôi vào nơi ta thấy xuất hiện tổ mối, sau đó đổ nước vào vôi.
  • Việc nước tác dụng với vôi sẽ sinh nhiệt và sẽ tiêu diệt được mối.
  • Nhớ là đổ vôi tại tổ mối, đừng đổ vôi tại những điểm mối đi qua nhé, vì tổ là nơi mối chúa ngự trị và sinh sản.
Tìm hiểu về loài mối chúa - Kẻ ngồi không hưởng lợi
Mối chúa to gấp 300 trăm gần mối thợ và mối lính

Cách 3: diệt mối bằng cồn

  • Diệt mối bằng cồn được coi là cách diệt mối bằng phương pháp dân gian lại đảm bảo được sự an toàn.
  • Ta có thể dùng cồn bơm vào tổ mối hoặc những nơi mối ăn, dùng cọ quét vào những đường đi của mối.
  • Dùng bao ni long phủ lên bề mặt gỗ để mối bị ngộp thở và chết. 
  • Hoặc có thể đem phơi nắng chúng từ 2-3 tiếng để mối nóng và chết hoặc rời đi.
  • Diệt mối bằng cách này tuy đơn giản và an toàn nhưng lại không đem lại hiệu quả cao.
Xem thêm:  TOP 9 thuốc diệt mối phòng chống mối hiệu quả hàng đầu

Cách 4: dùng các loại thuốc hóa sinh

  • Dùng các loại thuốc diệt mối như PMC 90DP,… với ưu điểm không mùi, không độc hại.
  • Và có thể diệt tận gốc tổ mối, đây là loại thuốc được sử dụng để diệt mối phổ biến hiện nay.

Lời kết: Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây về loài mối chúa và cách diệt mối tận gốc có thể giải đáp những thắc mắc của bạn và mong bạn sớm tìm được phương pháp diệt mối hiệu quả.