Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam

11/08/2021
| |
12856

Chuột là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm. Đặc điểm chung của chúng là có hàm răng sắc nhọn, bộ móng vuốt phát triển và khả năng khứu giác cực cao. Bài viết này chúng ta cùng phân loại chuột. Tìm hiểu đặc điểm riêng biệt của các loài một cách rõ nét hơn. Từ đó giúp chúng ta nhận diện chính xác các loài chuột để có biện pháp phòng tránh, diệt trừ chúng một cách hiệu quả.

Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam
Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam

1. Phân loại chuột theo khu vực sinh sống trên Thế giới

Chuột là loài động vật có vú phát triển và có độ phổ biến chỉ sau con người. Hầu hết nó có mặt trên tất cả các châu lục của Trái đất. Tuy nhiên, mỗi châu lục có sự khác nhau về khí hậu do đó cũng có những loại chuột khác nhau sinh sống. Dưới đây là phân loại chuột theo nơi sinh sống.

1.1 Loài Chuột nhắt:

Chuột nhắt sinh sống chủ yếu ở châu Á nơi có khí hậu nhiệt đới. Đây cũng là loài có lượng đông đảo nhất trong tất cả các loại chuột. Chúng sống hội sinh với môi trường sống của con người.

  • Kích thước:

Đúng như tên gọi, chúng có kích thước nhỏ, thân hình di chuyển cực kỳ linh hoạt. Chiều dài trung bình của một con chuột trưởng thành dài từ 15-19 cm. Giúp nó trốn chạy con người hoặc khi gặp nguy hiểm một cách nhanh chóng.

  • Đặc điểm ngoại hình:

Đầu nhọn, tai rộng, đuôi dài bằng thân và đầu. Chân nhỏ, móng vuốt sắc. Lông có màu xám và vùng lông ở bụng có màu trắng bạc. Chuột cái và chuột đực có vẻ bề ngoài khá giống nhau, chúng ta chỉ phân loại chuột được khi nhìn vào cơ quan sinh dục.

  • Môi trường sống và thức ăn:

Chủ yếu sống ở nơi tăm tối, ít ánh sáng. Chúng thường làm tổ ở trần nhà, góc bếp bằng chất liệu mềm như rơm rạ, vỏ trấu,… Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại hạt: thóc, ngô, khoai, đậu và đồ ăn của con người.

1.2  Loài Chuột leo trèo:

Địa bàn sống của chuột leo trèo là ở Châu Phi. Do đặc điểm sống chủ yếu trên cây nên hệ chi của chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Chân trước của chúng có 3 ngón to và 2 ngón đeo nhỏ. Chân sau có 5 ngón phát triển đều kết hợp móng vuốt sắc bén giúp chúng bám, đu và di chuyển dễ dàng.

  • Đặc điểm bên ngoài:

Lông của chuột leo trèo có màu xám nâu, có một sọc lông màu đen dọc lưng. Đuôi ngắn nhằm giúp nó dễ giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển trên không.

Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam
Lông của chuột leo trèo có màu xám nâu, có một sọc lông màu đen dọc lưng
  • Thức ăn và môi trường sống:

Thức ăn của chúng chủ yếu là các côn trùng sống trên cây và món đặc biệt yêu thích cung cấp lượng protein lớn cho chúng đó là trứng chim. Nó sống chủ yếu ở các thân cây lớn và làm tổ bằng các nhành cây khô. Nhờ vào khả năng leo trèo mà người ta đã đặt cho nó cái tên này.

1.3 Chuột ngũ cốc:

  • Chuột ngũ cốc sống chủ yếu ở vùng khí hậu châu Âu. Chúng sinh sống trên các cánh đồng trồng ngũ cốc: lúa mì, ngô, khoai tây và các loại hạt khác. 
  • Đặc điểm bên ngoài: Chúng có chiều dài khoảng 14- 15cm, trọng lượng nhỏ chỉ 5- 7 gram. Lông của chúng có màu nâu đỏ, tuy nhiên phần bụng lại có màu trắng. Đuôi đặc biệt không có lông. 
  • Nguồn thức ăn: Chúng xây tổ bằng cỏ, trên các thân cây mềm và cách xa mặt đất. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại hạt ngũ cốc. Chúng sử dụng đuôi như một chiếc chân giúp chúng dễ leo trèo và bám lại vào thân cây. Chúng kiếm ăn vào ban ngày và cả ban đêm.

1.4 Chuột cỏ:

  • Chuột cỏ sinh sống chủ yếu ở những bãi cỏ rộng lớn, xanh tươi vùng châu Mỹ. 
  • Đây cũng là loài chuột duy nhất có hình thức ngủ đông để tránh rét và cũng là loài động vật có vú duy nhất sở hữu 18 chiếc răng. 
  • Chúng sống độc lập và tổ của chúng được làm bằng cỏ và xây dưới lòng đất. Đặc biệt, chúng di chuyển bằng 2 chân sau bằng những cú bật nhảy dài 3- 15cm do đó chân sau của chúng rất khỏe và dài đến 4cm.

2. Đặc điểm của chuột hiện có tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có một số loại chuột mà chúng ta thường bắt gặp dễ dàng gồm: Chuột nhà, chuột cống và chuột đồng. Cách phân loại chuột này dựa trên đặc điểm cơ thể và môi trường sống của chúng.

Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có một số loại chuột mà chúng ta thường bắt gặp dễ dàng gồm: Chuột nhà, chuột cống và chuột đồng

2.1 Đặc điểm của chuột nhà:

Chuột nhà sinh sống chủ yếu ở các mái nhà bằng cọ, gỗ ở các vùng quê Việt Nam. Ổ của chúng được xây trên mặt đất và ở chỗ có ít ánh sáng, con người ít phát hiện ra chúng.

  • Chúng có kích thước nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ do đó chúng di chuyển linh hoạt trong các ngóc ngách của ngôi nhà.
  • Thức ăn chính của chúng cũng là các loại hạt và các loại quả như táo, ổi,…hạt ngô, bí, đậu, lúa,…

2.2 Đặc điểm của chuột đồng:

Đây là loài gặm nhấm chúng ta dễ bắt gặp nhất tại các cánh đồng lúa, ngô, khoai, sắn tại các vùng quê của nước ta.

  • Chuột đồng là loài động vật sinh sống bằng cách đào hang và lót ổ bằng các loại cây thân mềm, chủ yếu bằng rơm rạ. Vòng đời của một chú chuột đồng thường kéo dài khoảng 20 tháng.
  • Đặc điểm bên ngoài: Cơ thể dài 8- 10cm, đuôi dài 7- 9cm. Con trưởng thành nặng khoảng 20- 25gram. Con đực thường to và nặng hơn con cái khoảng 5gram.
  • Thức ăn chính: Các loại hạt: ngô, đậu, lúa, khoai. Ngoài ra chúng còn ăn các loài động vật thân mềm nhỏ nhỏ như ốc sên, côn trùng, giun trong quá trình sinh sản để cung cấp đủ lượng protein cần thiết.

>>>> Xem thêm: Công ty diệt côn trùng tại Tphcm

2.3 Đặc điểm của chuột cống:

Khác với 2 loại trên, chuột cống là loại có kích thước và trọng lượng lớn nhất trong các loại chuột ở Việt Nam.

Phân loại và nhận dạng các loài chuột tại Việt Nam
huột cống là loại có kích thước và trọng lượng lớn nhất trong các loại chuột ở Việt Nam
  • Chúng sống dưới mặt đất bằng cách đào hang và hang của chúng thường được xây ở những nơi ẩm ướt.
  • Cân nặng trung bình của chuột cống trưởng thành có thể từ 0,5- 0,6 kg/con. Chúng sinh sản khá nhiều, mỗi đợt 10- 12 con.
  • Chúng là loài động vật ăn tạp. Vừa ăn thịt chứa protein cung cấp cho quá trình sinh sản, vừa ăn các loại đồ ăn thải của con người.

Dựa vào phân loại chuột qua những đặc tính và tập tính sống của nó, con người có thể đưa ra các biện pháp để phòng tránh chuột xâm nhập và làm hại đến mùa màng và đẩy lùi dịch bệnh ký sinh trên chuột mang đến. Chúng ta có thể đặt bẫy tại các cửa hang, dùng thức ăn yêu thích của chúng rải lên các tấm bẫy. Đặc biệt nên chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh để chuột không có môi trường để làm tổ và sinh sống. 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.