Những điều chưa biết về chuột nhắt và tác hại của nó gây ra

11/08/2021
| |
634

Chuột nhắt được biết đến là một loài chuột có kích thước khá nhỏ. Đầu và thân chỉ dài khoảng 7-10 cm. Chúng có thân hình thon dài, di chuyển rất linh hoạt. Chúng gây ra nhiều rắc rối và tổn thất cho con người. Để biết về chuột nhắt và tác hại của nó gây ra cũng như cách phòng tránh chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này.

Những điều chưa biết về chuột nhắt và tác hại của nó gây ra

1. Chuột nhắt và tác hại đến mùa màng, lương thực dự trữ

1.1 Tác hại của chuột nhắt:

  • Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết, nguồn nước… Chuột nhắt là một trong những tác nhân làm giảm năng suất gieo trồng, sản lượng nông sản và hoa màu của người nông dân.
  • Chúng phá hoại và ăn hạt giống. Chúng ăn mầm cây… Khi cây sinh trưởng và cho sản phẩm thì chúng lại bắt đầu ăn các loại hạt: thóc, ngô, khoai, sắn, các loại đậu,..
  • Mỗi con chuột nhắt trung bình một năm tiêu thụ hết 15-20kg lúa. Chưa kể những loại ngũ cốc và hoa màu khác.
  • Bên cạnh đó, chúng cũng thường xuyên có mặt và phá hoại các túi lương thực dự trữ được cất trong kho. Nhờ khả năng đánh mùi tốt và nhạy bén về xúc giác để nhận biết đồ ăn. Chúng có thể phát hiện ra đồ ăn một cách nhanh chóng. Sau đó lần trốn linh hoạt khi có mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

1.2 Cách phòng tránh và giảm thiểu:

  • Với những ruộng lúa hoặc các hạt giống mới gieo, người nông dân thường sử dụng thuốc chuột trộn lẫn với giống để diệt trừ chúng.
  • Ngoài ra, họ còn căng các bạt kín chắn lối đi nhằm giảm thiểu số lượng chuột nhắt và tác hại của chúng lên hoa màu.
  • Chính quyền của các địa phương cũng thường xuyên đưa ra các chiến dịch toàn dân đi bắt chuột và mua chuột theo số lượng. Điều này giúp bảo vệ hoa màu và giảm thiểu sự phá hoại của chúng lên các cánh đồng trồng trọt.
Chính quyền của các địa phương cũng thường xuyên đưa ra các chiến dịch toàn dân đi bắt chuột và mua chuột theo số lượng

2. Chuột nhắt và tác hại đến đời sống sinh hoạt

2.1 Phá hoại các công trình, mạng lưới điện 

Với đặc điểm cơ thể nhỏ, thon dài và di chuyển linh hoạt nên chúng có thể chui vào các ngách nhỏ, di chuyển theo đường dây điện,… Chúng có thể cắn bất cứ đồ vật gì cản trở chúng trong quá trình di chuyển.

  • Do đó, những vụ chập cháy điện thường do chúng gây nên. Nhẹ thì bị cúp điện sinh hoạt, nặng thì gây ra những vụ chập cháy nổ điện gây hư hỏng các thiết bị điện trong nhà. Thậm chí chuột đã gây ra những vụ cháy lớn.
  • Cách phòng tránh: đi mạng lưới điện trong nhà bằng cách lắp đặt âm tường. Hoặc sử dụng các ốp nhựa để tạo vỏ bọc cứng cho lớp dây điện ngăn cản vết cắn của chuột.

2.2 Cắn nát các vật dụng trong nhà

  • Bất kể những loại vật dụng mềm và ẩm, để ở chỗ tối đều có nguy cơ bị loại chuột này gặm nhấm. Chắc bạn không bất ngờ khi cuốn sách bị dính đồ ăn và chuột đã xé nát nó. Quần áo để qua đêm hay những đồ dùng để ở chỗ tối và ẩm ướt chúng cũng không trừ ra..
  • Chuột nhắt và tác hại nó gây ra thực sự ảnh hưởng đến đời sống của con người rất nhiều.
  • khi cắn xé các vật dụng, chúng thường gây ra các tiếng động khiến thính giác của chúng ta rất khó chịu.
  • Do đó, điều cần thiết khi bố trí các vật dụng trong nhà. Luôn giữ chúng gọn gàng và với những đồ ẩm ướt thì nên để ở những nơi thông thoáng. 
Bất kể những loại vật dụng mềm và ẩm, để ở chỗ tối đều có nguy cơ bị loại chuột này gặm nhấm

3. Chuột nhắt và tác hại đến sức khỏe con người

3.1 Tác động lên thực phẩm con người sử dụng

  • Tất cả những đồ ăn của con người chuột nhắt đều có thể bò, nếm và ăn những loại thức phẩm này. 
  • Chúng có thể ăn gạo, cơm, ngô, khoai, sắn đang sống hoặc đã chín, các loại trái cây như ổi, táo,…Và tất cả những thứ này khi bị chuột ăn đều để lại một mùi khó chịu gây ôi thiu hoặc hỏng đồ ăn. 
  • Do đó, khi chế biến bất kỳ một món ăn nào, chúng ta nên để đồ ăn vào các hộp, xong có nắp đậy. Điều này giúp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng. 

3.2 Là động vật trung gian mang các mầm bệnh

  • Chuột nhắt là vật chủ của rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chuột nhắt và tác hại của chúng rất lớn khi chúng là nguồn mang mầm bệnh.
  • Các mầm bệnh có thể tồn tại trong hệ bài tiết, nước đái, phân của vật chủ. Mà thức ăn của các loài chuột chính là thức ăn chủ yếu của con người. Do đó khả năng nhiễm và lây bệnh tương đối cao.
  • Các loại bệnh thường gặp mà chuột có thể lây sang người: Sốt khi bị chuột cắn, bệnh dịch hạch gây khó thở, ho ra máu, các loài giun sán,…gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Chuột nhắt là vật chủ của rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

3.3 Cách phòng chống chuột nhắt và tác hại của chúng

  • Luôn giữ gìn môi trường sống xung quanh một cách gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và nhiều ánh sáng; đặc biệt là nơi chứa nguồn thức ăn của chúng (bếp, kho chứa lương thực, thực phẩm).
  • Sử dụng các biện pháp vật lý cũng như hóa học để xua đuổi và bắt chúng. Ví dụ đặt bẫy, đặt giấy gián chuột,…

Và để hạn chế số lượng chuột nhắt và tác hại của chúng lên đời sống chúng ta nên kết hợp các biện pháp để có thể cho hiệu quả tốt trong thời gian dài.

 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.