Các loài kiến có hại thường gặp ở Việt Nam

Kiến ở Việt Nam có rất nhiều loài khác nhau như: kiến hôi, kiến lửa, kiến vàng, kiến ba khoang… Trong số rất nhiều các loài kiến, một số loài có lợi cho cây trồng, nhưng cũng có không ít những loài kiến, gây phiền toái cho con người, thậm chí là nguy hiểm.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bốn loài kiến có hại, để biết cách phòng tránh, tiêu diệt chúng một cách an toàn, hiệu quả.

Thứ nhất, kiến hôi, tên gọi khác là kiến riệng

Kiến hôi hay còn gọi là kiến riệng, có tên khoa học là Tapinoma sessile. Loài kiến này có 2 loại màu đen và màu nâu. Chúng có 6 chân. Kiến hôi khá nhỏ, thường chỉ dài từ 1/16 đến  1/8 inch. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, loài kiến này mặc dù nhỏ nhưng râu của chúng lại có tới 12 đốt, điều đặc biệt nữa là râu không kết thúc bằng một đầu chùy to.

Thức ăn quen thuộc của các loài kiến hôi chính là thức ăn trong nhà, đặc biệt là những thực phẩm đã được nấu chín, có vị ngọt. Chính điều này gây ra không ít phiền toái cho các gia đình. Những món ăn ngon sẽ bị kiến hôi tấn công dễ dàng nếu không bảo quản một cách cẩn thận.

Không những thế, kiến hôi còn bị hấp dẫn bởi độ ẩm, nếu căn phòng của bạn đang gặp tình trạng ẩm thấp, chắc chắn kiến hôi sẽ làm bạn khó chịu với từng đài dài, dao động từ 100 tới 10.000 con. Chúng có thể tấn công và bò đến khắp mọi nơi, thậm chí còn gây ngứa. Nếu bạn tiêu diệt chúng bằng tay, sẽ thấy cơ thể tiết ra một mùi hôi khó chịu. Đó cũng là một trong số những lý do, chúng có tên là kiến hôi.

Xem thêm:  Việt Nam có những loài gián nào? Cách diệt gián tận gốc

Thông thường thì thời gian phát triển đến giai đoạn trưởng thành của loài kiến này mất từ 34 đến 38 ngày. Chúng cũng là một trong số những loài sống thọ được nhiều năm.

Các loài kiến có hại thường gặp ở Việt Nam
Kiến hôi hay còn gọi là kiến riệng, có tên khoa học là Tapinoma sessile.

Thứ hai, loài kiến lửa

Tên khoa học của loài kiến lửa là Solenopsis. So với các loài kiến khác ở Việt Nam, kiến lửa có kích thước lớn hơn. Thường những con kiến thợ lớn từ khoảng 1/8 đến 1/4 inch, nếu là kiến lửa chúa, sẽ lớn bằng khoảng 5/8 inch. Thường thì kiến lửa có màu nâu đồng ở phần đầu và thân, ở bụng thì sậm hơn. Khác với kiến hôi, râu của kiến lửa được chia làm hai phần rõ nét, có thể quan được sát được bằng mắt.

Thức ăn của kiến lửa là xác côn trùng vừa chết, động vật… các dịch ngọt, thức ăn, protein và chất béo. Nếu như kiến hôi gây phiền toái vì “tranh giành” đồ ăn của người thì kiến lửa sẵn sàng tấn công lại chúng ta. Nó sẽ cắn con người, nếu bị chọc tức bằng cách chích nọc độc lên da của bạn. Chất độc tiết ra gây ngứa, sưng đỏ, nếu da nhạy cảm có thể gây ra mụn nhọt… Bên cạnh sự “ghê gớm” khi sẵn sàng tấn công con người, kiến lửa còn là loại dịch hại chính ở các khu nông nghiệp và thành thị bởi chúng phá hoại cây trồng, xâm nhập khu dân cư…

Xem thêm:  Mách bạn Top 5 thuốc diệt rệp giường hiệu quả nhất

Kiến chúa sau khi tách đàn và thực hiện giao phối, nó sẽ tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Ấu trùng của kiến lửa sẽ nở trong khoảng 8-10 ngày, thời gian kéo nhộng từ 9-16 ngày. Ấu trùng sẽ lớn lên, nhờ ăn các chất tiết ra từ tuyến nước bọt của kiến chúa mãi cho đến khi kiến thợ xuất hiện. Sau khi ấu trùng trở thành kiến thợ, kiến chúa lại tiếp tục công việc của mình là đẻ trứng.

Các loài kiến có hại thường gặp ở Việt Nam
Tên khoa học của loài kiến lửa là Solenopsis

Thứ ba, loài kiến đen

Loài kiến đen có tên khoa học là Ocheteluss, chúng thường dài từ 2,5 đến 3mm, có màu đen khá bóng. Cũng như kiến hôi loài kiến đen tấn công các loại thức ăn có trong nhà bếp. Ngoài ra rác và phân chó cũng là thức ăn của các loài kiến đen, vì vậy chúng có khả năng lây bệnh khuẩn Salmonella cho người.

Ấu trùng của kiến đen nở ra khỏi trứng thành màu trắng, hẹp ở phần đầu. Sau đó nhanh chóng phát triển thành nhộng, có màu trắng kem. Khi kiến đen trưởng thành sẽ có 3 phần rõ ràng là đầu, ngực và bụng. Chúng sẽ mất khoảng 6 tuần để trưởng thành, tuy nhiên cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Ở kiến đen, trứng thị tinh sẽ trở thành con cái và ngược lại, trứng không thụ tinh sẽ trở thành con đực.

Cuối cùng, kiến ba khoang – mối nguy hiểm cho con người

Trong số các loài kiến đã kể ở trên đều gây ra phiền toái cho con người nhưng đều được xếp sau kiến ba khoang.

Xem thêm:  Bạn đã biết tác hại khủng khiếp do loài mối gây ra trên toàn cầu ?

Loài kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes Curtis. Loài này có thân mình thon, dài giống hạt thóc, co niều màu sắc khác nhau, vì thế dựa vào đặc điểm nhận dạng, nó còn có nhiều tên gọi khác như kiến kim, kiến gạo, kiến cong…

Các loài kiến có hại thường gặp ở Việt Nam
Loài kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes Curtis.

Nhắc tới kiến ba khoang, người ta sẽ nghĩ ngay đến mối nguy hiểm của chúng bởi khi bị kiến ba khoang đốt, vùng da bị tổn thương sẽ nhanh chóng bị lan rộng, gây cảm giác ngứa rát, nổi bọng nước… Không những thế, độc tố này còn có thể cộng sinh, dính vào da, gây tổn thương nặng hơn.  Với những vùng da yếu, nếu bị kiến ba khoang tấn công sẽ rất nguy hiểm, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu bị nặng, sau khi điều trị, vết bỏng do kiến ba khoang gây ra sẽ để lại sẹo.

Kiến ba khoang xuất hiện ở nhiều nơi, ví dụ như những điểm có ánh sáng đèn huỳnh quang, các khu chung cư cao tầng, gần cánh đồng lúa…

Bài viết này, diệt côn trùng Vinpest đã để cập đến một số loại kiến gây hại cho con người, rất mong sẽ cung cấp thêm được thông tin bổ ích cho bạn đọc. Từ đó, chúng ta tìm ra được cách phòng tránh sao cho hiệu quả, không gây phiền toái, nguy hiểm cho bản thân và gia đình.