Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?

05/08/2021
| |
3124

Kiến có tên khoa học là Formicidae, thuộc họ côn trùng, có cánh. Loài kiến là tượng trưng cho những loài côn trùng khác bởi tập tính xã hội cực lớn. Mỗi một đàn kiến lớn, có thể lên đến hàng nghìn, hàng triệu con. Sự hoạt động của loài kiến, được hợp thành một thể thống nhất, dựa trên các cơ chế vận hành riêng biệt.

Trong bài viết này, hãy cùng diệt côn trùng Vinpest tìm hiểu kỹ hơn, về vòng đời của loài kiến để biết được chúng sinh sôi, phát triển và trưởng thành như thế nào.

Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?
Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?

Vòng đời sinh sôi và phát triển của loài kiến

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, kiến là loài côn trùng biến hóa hoàn toàn, chính vì thế, vòng đời của mỗi con kiến, phải trải qua 4 giai đoạn phát triển mới có thể trưởng thành. Cụ thể như sau:

Giai đoạn là trứng

Sau khi con kiến cái giao phối thành công, nó sẽ trở thành con kiên chúa. Lúc này, nhiệm vụ của nó sẽ là tìm một nơi thích hợp rồi xây tổ và đẻ trứng, thành lập một tập đoàn kiến cho riêng mình.

Thông thường, trứng của loài kiến sẽ có màu trắng trong suốt, hình bầu dục. Rất khó để bạn có thể quan sát và nhìn thấy trứng của kiến, bởi chúng rất nhỏ, đường kính có khi chỉ khoảng 0,5mm.

Giai đoạn phát triển thành ấu trùng

Sau thời gian kiến chúa đẻ trứng khoảng 1-2 tuần sẽ nở thành các ấu trùng. Lúc này ấu trùng của kiến mang hình giòi, hơi giống hình dạng của quả lê, quả bầu và có màu trắng nhạt. Khi kiến còn ở giai đoạn ấu trùng, chúng không có chân, ở phần đầu và khoang miệng hẹp hơn.

Trong giai đoạn kiến còn là ấu trùng, chúng được chăm sóc đặc biệt từ những con trưởng thành. Nhiệm vụ của những con kiến trưởng thành là nuôi dưỡng, chuyển thức ăn hoặc chất lỏng cho ấu trùng theo 2 cách, từ miệng qua hậu môn hoặc từ hậu môn qua miệng.

Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?
Sau thời gian kiến chúa đẻ trứng khoảng 1-2 tuần sẽ nở thành các ấu trùng

Giai đoạn kiến phát triển thành nhộng

Ở giai đoạn thứ ba, sau từ 4-5 lần lột xác, các ấu trùng của kiến sẽ chuyển thành nhộng. Khi trở thành nhộng, trông chúng đã giống hơn với các con trưởng thành. Đặc điểm để nhận biết được nó đang là nhộng, dựa vào việc nó không có chân và râu tì cuộn lại vào cơ thể.

Màu sắc của kiến trong giai đoạn là nhộng thường có màu trắng, cơ thể cũng mềm hơn, đặc biệt chúng thường không ăn uống gì cả.

Giai đoạn cuối cùng, trưởng thành

Kiến sau khi trải qua từ trứng thành ấu trùng và thành nhộng, kiến đã được trưởng thành. Chúng thường có màu đậm hơn so với những con kiến già. Những con kiến vừa mới trưởng thành, sẽ được chia làm 3 nhóm chính trong quần thể của kiến, bao gồm kiến chúa, kiến đực và kiến thợ.

Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?
Kiến trưởng thành chúng thường có màu đậm

Kiến chúa và kiến đực sẽ phát triển đôi cánh để thực hiện giao phối, sinh đẻ mở rộng bầy đàn. Còn những  con kiến thợ, sẽ không phát triển cơ quan sinh sản và dĩ nhiên, chúng cũng không có cánh, nhiệm vụ của chúng là kiếm ăn, xây tổ và chăm sóc trứng cùng với bảo vệ chiếc tổ cho đàn.

Vòng đời của loài kiến kéo dài trong bao lâu?

Có không ít người tò mò, muốn biết vòng đời của loài kiến thường kéo dài trong bao lâu. Kiến cũng như nhiều loài côn trùng khác, vòng đời của chúng tùy thuộc vào từng loài, điều kiện môi trường sống, chức năng trong tổ… Nếu môi trường lí tưởng, ở từng cấp bậc, mỗi con kiến sẽ có tuổi thọ cụ thể là:

Con kiến chúa

Nếu điều kiện sống lí tưởng, tuổi thọ của nó có thể lên đến 10 năm. Yêu cầu của kiến chúa rất đơn giản là không bị quấy rầy, xâm chiếm thì tuổi thọ của chúng sẽ được kéo dài.

Bạn biết gì về vòng đời của loài kiến?
Nếu điều kiện sống lí tưởng, tuổi thọ của kiến chúa có thể lên đến 10 năm.

Con kiến đực

Nếu kiến chúa có thể sống được cả chục năm thì kiến đực lại là loài có tuổi thọ ngắn nhất. Bởi chúng chỉ có một chức năng là giao phối với kiến chúa. Sau khi giao phối với kiến chúa, chúng sẽ chết. Thường thì tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài 1 tuần mà thôi.

Kiến thợ

Khác với kiến đực, vòng đời của kiến thợ dài hơn. Nó có thể sống được vài tháng. Trong khoảng thời gian này, kiến thợ sẽ thực hiện công việc xây dựng tổ, chăm sóc kiến chúa và trứng, kiếm ăn một cách chăm chỉ.

Kiến là loài có tính đoàn kết rất cao, cũng được xem là kiểu mẫu cho loài sống theo tập tính xã hội. Hiện nay thì số lượng các loài kiến cũng rất đa dạng. Có những loài đem lại lợi ích cho con người, nhưng cũng có những loài, là mối nguy hại. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi, để có nhiều hơn thông tin về các loài kiến.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.