Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam

22/09/2021
| |
12292

Với hơn 200 loài rắn khác nhau cư ngụ tại Việt Nam. Đôi khi sẽ có sự “ghé thăm” xung quanh nhà bạn mà bạn không thể biết rằng đó là loại rắn có độc hay không độc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài loài rắn thường gặp ở Việt Nam để tránh những nguy hiểm không đáng có nhé.

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam

I- THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ LOÀI RẮN

Nguồn gốc

Theo nghiên cứu của nhà khoa học, tổ tiên của loài rắn liên quan tới nhóm bò sát biển Mosasaur đã tuyệt chủng bởi thực tế chúng có nhiều đặc điểm tương đồng. Một nhóm khác cho rằng, đặc điểm trên cơ thể giống nhau

Năm 2015, hóa thạch 113 triệu năm tuổi rắn 4 chân được phát hiện, qua đó các nhà khoa học nhận thấy rằng loài rắn này có nhiều đặc điểm với rắn ngày nay. Hiện nay các họ của loài rắn được phân bổ tại khắp nơi trên thế giới và trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm hình thái

Rắn là tên gọi chung chỉ một nhóm loài động vật bò sát không chân, ăn thịt, có thân hình dài (cylinder). Chúng thuộc phân bộ Serpentes, là động vật có xương sống, có màng ối và ngoại nhiệt với các lớp váy xếp chồng lên nhau để che phủ và bảo vệ cơ thể. 

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Loài rắn phổ biến tại Việt Nam

Nhiều loài rắn có sọ cùng với nhiều khớp nối hơn là các tổ tiên xa xưa. Chúng là động vật dạng thằn lằn, do đó mà chúng có thể nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều lần so với chiếc đầu của chúng với các quai hàm cực kỳ linh động. Để thích nghi với cơ thể thon dài, các cơ quan có cặp đôi như thận sẽ được sắp xếp theo kiểu cái này nằm trước, cái kia nằm sau thay vì song song ở hai bên. Chúng có một phổi hoạt động và duy trì một đai chậu. Trong cơ thể còn có cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên lỗ huyệt của chúng.

Tập tính của loài rắn

  • Thời gian hoạt động: Chúng có thể hoạt động ban ngày, cũng có loài hoạt động ban đêm hoặc cả hai. Riêng với loài rắn hổ mang non sẽ hoạt động ban ngày, loài trưởng thành hoạt động ban đêm
  • Nơi sống: Đa số chúng tập trung ở vùng núi cao, bởi ở đó có môi trường thuận lợi và không bị tác động bởi con người.
  • Nuốt mồi: Chúng có khả năng nuốt con mồi to lớn hơn so với kích thước cơ thể của chúng. Ngoài ra, chúng có các xương bộ hàm chỉ đính với nhau bằng dây chằng nên có thể há to miệng để nuốt mồi.
  • Sinh sản: Đa số loài rắn ở Việt Nam đẻ trứng, chúng không làm tổ mà chọn nơi yên tĩnh và an toàn để sinh sản, 
  • Lột xác: Chúng mất khoảng 20-80 ngày để lột xác một lần tùy theo độ tuổi, kỳ hoạt động hay trạng thái sức khỏe. Trước khi lột xác chúng ít hoạt động và có thể bỏ ăn.
  • Sử dụng nước: Rắn uống nước trong kỳ hoạt động, đặc biệt trong mùa hè.
  • Mùa giao phối: Sau kỳ ngủ đông, rắn sẽ ra ngoài để sưởi ấm và kiếm ăn. Tháng 3 rắn sẽ tìm nhau để giao phối.
  • Tìm bắt con mồi: Các loài rắn sẽ chủ động đi tìm nguồn thức ăn, con mồi trong nơi sinh sống.
  • Tự vệ: Rắn mẫn cảm với những chấn động được truyền qua đất tới thân và đến tai trong của chúng

II- CÁC LOẠI RẮN THƯỜNG XUẤT HIỆN TẠI VIỆT NAM

Các loài rắn không độc thường gặp

Rắn nước

Rắn nước là loài phổ biến nhất tại hành tinh chúng ta. Chúng bao gồm 304 chi với 1938 loài, chúng chiếm khoảng ⅔ tổng số loài rắn được tìm thấy. Kích thước trung bình dài từ 60-150cm và nặng từ 90-900g 

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam

Chúng không tấn công con người và thường rất hiền. Có tuổi thọ trung bình từ 6-8 năm và được sử dụng để làm nuôi kiểng hoặc thực phẩm.

Rắn hổ trâu (rắn hổ hèo)

Rắn hổ trâu là loài rất lành được nuôi để phát triển kinh tế. Chúng được tìm thấy nhiều tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á. 

Chúng có tập tính hoạt động về cả ngày lẫn đêm với mục tiêu săn chuột, rắn, cóc,…Chiều dài trung bình từ 1,5m-1,95m và kỉ lục có con lên tới 3,7m 

Rắn ri voi

Rắn ri voi là loài rất hiền lành, được nuôi chủ yếu với mục đích để lấy thịt, bởi thịt của chúng dày chắc và thơm. Kích thước cơ thể lớn với cân nặng có thể lên tới 7-8kg. Chúng không có nọc độc và có tuổi thọ lên tới 10 năm.

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam

Rắn ri cá

Loài rắn này có kích thước khá lớn, đầu rộng và to, thân lớn với các vảy gồ. Rắn ri cá có màu đỏ và có các vạch ngang màu vàng nhạt. Chúng có tập tính ăn đêm, hiền lành sống phần lớn ở vùng sông nước, ao bèo. Không có nọc độc và không gây hại cho con người.

Các loài rắn độc thường gặp

Rắn lục 

Rắn lục là loài rắn phổ biến ở Việt Nam. Chúng có màu thân nâu đen hoặc xanh lục, có vằn là đặc điểm để nhận dạng loài rắn này. 

Chúng thường sống ở khu vực rừng núi, ẩm thấp hoặc trên thân cây. Nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh, tim và máu làm con người gặp nguy kịch ngay chỉ trong một thời gian ngắn.

Rắn hổ mang

Rắn hổ mang được biết tới là loài độc và nguy hiểm nhất trên thế giới. Chúng thường sống ở khu rừng nhiệt đới sâu và hoang dã. 

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam

Chiều dài của chúng trung bình từ 3-4m, nặng tới 5-6kg, có con có thể đạt tới gần 7m và 35kg. Nọc độc là độc tố thần kinh và có khả năng gây tử vong. Một lượng nọc độc nhỏ có thể khiến 30 người tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị sớm.

Rắn Cạp Nong

Rắn cạp nong được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới gió mùa đặc biệt là các vùng Trung Quốc, Đông Nam Á,… Màu sắc đặc trưng là các dải màu đen vàng, có một số loài màu đen, trắng. Nọc độc chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động của nơ ron thần kinh trong cơ thể con người. Khi bị chúng tấn công, cơ thể con người xuất hiện cảm giác co rút và tê cứng hoặc liệt.

Rắn cạp nia

Rắn cạp nia thường được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á, Lào,… Có chiều dài trung bình khoảng 1m. Chúng rất độc, chỉ cần dính một vết cắn tỉ lệ tử vong của bạn sẽ lên tới 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Rắn lục sừng

Loài rắn này có tên khoa học là Trimeresurus cornutus, chúng được tìm thấy nhiều ở vườn quốc gia Bạch Mã và vùng Bắc Bộ của Việt Nam. Có thể dễ dàng phân biệt chúng bởi trên đầu loài rắn này có hình tam giác và phân biệt ràng với phần cổ. 

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam

Chúng có chiều dài khoảng 50cm, nọc độc của chúng được xếp vào danh sách 1 trong những rắn độc và nguy hiểm nhất VIệt Nam. Vì thế nên chúng được gọi là rắn quỷ.

Rắn biển 

Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae, là nhóm rắn độc sinh sống dưới nước. Đặc điểm nhận dạng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang, dẹt giống như lươn biển. Nọc độc của chúng thường chứa mức độ độc tố cao.

Tại Việt Nam, nó còn có tên gọi khác nhau như rắn đẻn biển, rắn đẻn,….Và nó có mặt ở nhiều vùng biển nước ta.

Rắn Chàm quạp

Rắn Chàm quạp còn tên gọi khác là rắn lục nưa. Loài này có màu giống màu của lá hoặc cành cây khô nên rất dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù. Chúng thường xuất hiện ở vùng Đông Nam Bộ. 

Tìm hiểu về các loài rắn thường gặp tại Việt Nam
Tìm hiểu về các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam

Chúng có nọc rất độc và được coi vào loại cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố chỉ xếp sau loài rắn biển.  Chúng có màu nâu, dài từ 0,2-1m, nặng 100-2000g, đầu tam giác, trên cơ thể có màu nâu đối xứng như cánh bướm. Sau khi tấn công con người, chúng sẽ nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng hơn.

Trên đây là các loài rắn thường xuất hiện tại Việt Nam. Khi bắt gặp 1 trong số các loài rắn trên, bạn hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng rời khỏi để tránh kích động chúng. Đa phần chúng không tấn công con người và chỉ tấn công khi cảm thấy có mối đe dọa tới chúng. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cho mình.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.