Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ – Kẻ cống hiến không mệt mỏi

Loài mối thợ có vai trò vô cùng quan trọng trong vương quốc mối. Bởi lẽ nó được mệnh danh là mối lao động, cống hiến hết mình không bao giờ biết mệt mỏi. Thức ăn chủ yếu của chúng là cellulose trong gỗ. Chính vì thế mà nhiều gia đình thường xuyên tìm cách tiêu diệt vì lo ngại chúng phá hoại đồ gỗ trong nhà. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn về loài côn trùng trên thông qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ - Kẻ cống hiến không mệt mỏi

Đặc điểm hình thái của loài mối thợ

Hình thái bên ngoài

  • Phần đầu của loài mối thợ kém phát triển. Có mắt kép, mắt đơn bị thoái hóa do chúng dành phần lớn thời gian để làm việc trong bóng tối. Vì vậy, thị giác của chúng không tốt. Đa phần chúng đều mù.
  • Chiều dài vào khoảng 4mm – 10mm.
  • Hình thái của mối thợ và mối non khá giống nhau. Tuy nhiên, mối non có toàn thân màu trắng sữa, còn mối thợ thì sậm màu hơn. 
Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ - Kẻ cống hiến không mệt mỏi
Hình thái bên ngoài mối thợ có toàn thân màu trắng sữa, sậm màu hơn mối non

Hình thái bên trong

Hệ tiêu hóa gồm 3 đoạn chính: ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Ruột trước gồm lỗ miệng, thực quản, diều, mề. Ruột giữa có ống ruột và các ống Malpigi. Ruột sau là những túi tiêu hóa phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn. Đặc biệt, trong ruột mối có chứa các nguyên sinh vật cùng nhiều vi khuẩn giúp chúng tiêu hóa cellulose – thức ăn chính của loài côn trùng này. 

Xem thêm:  Những điều thú vị về loài kiến mà bạn chưa biết

Loài mối thợ có cơ quan jhonton nằm trên đốt trụ của râu có chức năng nhận biết đồng loại, kẻ địch hay kiếm ăn. Cơ quan phát thanh của chúng là nhờ sự co giật cơ đầu nhằm báo hiệu sự nguy hiểm.

Vòng đời phát triển của loài mối thợ

Mối thợ thuộc loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Do đó, vòng đời của chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển, gồm: trứng, ấu trùng và con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Trứng được sinh ra từ mối chúa. Trứng có màu trắng, hình bầu dục, kích thước rất nhỏ. Mối chúa thường đẻ ở những nơi chúng tự cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất. Trứng sau này sẽ phát triển thành bất kì thành viên nào trong tổ như mối thợ, mối lính, hoặc mối cánh,….

Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ - Kẻ cống hiến không mệt mỏi
Trứng mối có màu trắng, hình bầu dục, kích thước rất nhỏ.

Giai đoạn ấu trùng

Sau khoảng từ 30 – 60 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng có màu trắng đục, kích thước tương tự trứng. Trải qua nhiều lần lột xác, chúng sẽ phát triển đầy đủ, đồng thời kích thước cũng dần lớn hơn.

Thức ăn chính của ấu trùng cũng là cellulose từ gỗ. Tuy nhiên, chúng cần có sự hỗ trợ của mối thợ. Chúng sẽ nhai thức ăn và nuốt vào ruột. Enzyme trong ruột sẽ biến đổi thức ăn và xuất ra hậu môn, làm nguồn thức ăn cho các ấu trùng non.

Xem thêm:  Loài chuột chù có hại hay có lợi với đời sống của con người

Sở dĩ có điều này là do các ấu trùng chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột. Do đó, việc ăn phân của loài mối thợ đóng vai trò như một nguồn cung cấp vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột. 

Giai đoạn con trưởng thành

Qua nhiều lần lột xác, các con ấu trùng có đầy đủ các cơ quan cần thiết và trở thành loài trưởng thành. Tại giai đoạn này, chúng sẽ phân hóa thành mối thợ, mối cánh, hoặc mối lính tùy thuộc vào nhu cầu của tổ mối hiện tại. 

Tuổi thọ của loài mối thợ

Mối thợ có tuổi đời ngắn hơn nhiều so với mối chúa, thường chỉ từ 1 – 3 năm. Chúng thuộc nhóm mối vô sinh (không có khả năng sinh sản). 

Vai trò của loài mối thợ

Loài mối thợ có vai trò quan trọng, chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổ mối, khoảng từ 70-80%. Chúng được biết đến với cái tên mối lao động. Trong vương quốc, chúng đảm nhận nhiệm vụ xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi các mối non. Ngoài ra, chúng còn tham gia chiến đấu khi vương quốc của mình bị mối của tổ khác qua tấn công. 

Trong quá trình xây tổ, chúng sử dụng bùn đất, đồ ăn, để gia cố tổ cho chắc chắn. Tổ của chúng được chia làm tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để cả đàn mối sinh hoạt tập thể cũng như sinh sống. Đặc biệt, ở châu Phi, có loài mối xây tổ thành một gò mối cao đến 10m rất chắc chắn, tựa như một pháo đài vững chãi trên mặt đất.

Xem thêm:  TOP 7 cách phòng chống, tiêu diệt loài thạch sùng (thằn lằn)
Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ - Kẻ cống hiến không mệt mỏi
Tổ mối là nơi chủ yếu để cả đàn mối sinh hoạt tập thể cũng như sinh sống

Tác động của loài mối thợ đối với đời sống con người

Mối đe dọa đối với các công trình, nhà cửa

Do giữ nhiệm vụ xây tổ nên mối thợ là một nguy hiểm tiềm tàng đối với các công trình, nhà cửa. Chúng tấn công mọi kiến trúc từ nhà lá, nhà tre, đến các công trình kiên cố bằng bê tông, cốt thép. Ngoài ra, chúng còn thâm nhập vào các đường dây cáp, khu vực kho xưởng, mạch điện tử,… gây ngưng trệ. Và dĩ nhiên, chi phí để khắc phục những hậu quả trên thực sự không hề nhỏ chút nào.

Nguy hiểm hơn, việc mối làm tổ dưới lòng đất sẽ đùn đất qua các khe nứt trên nền nhà. Đất đùn càng nhiều, nền móng của nhà càng rỗng. Do đó, có thể gây sụt lún nền móng nhà ở vô cùng nghiêm trọng.

Tàn phá những tài sản khác

Nếu bạn là một người yêu đồ gỗ, hẳn là bạn sẽ khóc thét trước sự tấn công của loài mối thợ này đối với đồ vật mình yêu thích. Trông bề ngoài chúng có vẻ là nguyên vẹn, nhưng bên trong, có vẻ như chúng đã bị mối gặm sạch rỗng, buộc bạn phải thay mới hoàn toàn nhằm bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, chúng còn xâm hại những loại máy móc, thiết bị kỹ thuật cao. Do chúng đắp đất để đi, mà những loại đất này luôn trong trạng thái ẩm ướt, khiến các đồ vật điện tử bị chập mạch, nguy hiểm hơn có thể gây cháy nổ. 

Tìm hiểu chi tiết về loài mối thợ - Kẻ cống hiến không mệt mỏi
Mối tàn phá đồ vật bằng gỗ, gây tổn thất lớn về tài sản

Trên đây là một số chi tiết về loài mối thợ – một trong những loài mối có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ mối. Nhìn chung, chúng cũng như hầu hết các loài mối ở Việt Nam đều có hại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Vì vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra nhiều phương pháp để tiêu diệt chúng tận gốc.