Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh

Ruồi nhà và ruồi nhặng xanh là loại côn trùng có hại cho sức khỏe con người. Trung bình một con ruồi có thể mang theo ít nhất 65 mầm bệnh cho chúng ta. Vì vậy, các vấn đề xoay quanh ruồi và ruồi nhặng xanh được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu về chúng để ngăn ngừa cũng như phòng chống. Dưới đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu tất cả thông tin về loài ruồi và ruồi nhặng xanh nhé. 

Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh
Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh

Tổng quan về loài Ruồi nhà và ruồi nhặng xanh

Ruồi nhà

Ruồi nhà là loài côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”). Trên cơ thể có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp cánh sau, trên đốt ngực cuối.. Một số con ruồi không có xanh như họ ruồi Hippoboscoidea. 

Ruồi nhặng xanh

Ruồi nhặng xanh có tên khoa học là  Phaenicia sericata hay Lucilia sericata. Ngoài ra, chúng còn được gọi là Ruồi nhặng hay còn gọi là lằng, nhặng xị, lằng xanh. Nằm trong họ Calliphoridae. Chúng thường tập trung ở khu vực nông thôn và có số lượng đông hơn ruồi nhà.

Dấu hiệu nhận biết và vòng đời của Ruồi 

Dấu hiệu nhận biết 

Ruồi nhà bị thu hút với tất cả các loại thức ăn chưa hoặc đã qua chế biến, rác thải thậm chí cả phân. Chúng khi trưởng thành dài từ 5-8mm, ngực màu xám có 4 sọc nhỏ, bụng mà da bò hoặc vàng, phủ lông. Mắt kép phức tạp. Gân xanh thứ 4 cong và đầu cánh nhọn. Ấu trùng có màu trắng, nhỏ dần ở cuối phần đầu. Bạn có thể phát hiện chúng ở khu vực chất thải và thức ăn thối rữa. 

Xem thêm:  Tìm hiểu tường tận về các loài chuột thường gặp tại Việt Nam
Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh
Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh

Ruồi nhặng xanh trưởng thành thường đậu trên bề mặt phẳng hoặc bay xung quanh nơi có thức ăn. Chúng gần giống như ruồi nhà nhưng có màu xanh ánh kim. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy giòi khi chúng bò ra khỏi nơi đẻ trứng để thành nhộng. Chúng thường đẻ ở nơi có chất hữu cơ phân hủy như phân bón, rác. Trứng có thể nở thành giòi trong vài giờ đồng hồ.

Vòng đời 

Ruồi nhà có khả năng trưởng thành rất nhanh từ trứng cho tới ruồi trưởng thành. Chúng sinh sản rau, thùng rác, thức ăn thối rữa. Trứng của chúng được đẻ thành mẻ, từ 120-150 trứng và nở trong vòng 8-72 tiếng. Ấu trùng của Ruồi nhà có thể mất tới từ 3-60 ngày để trưởng thành, nhộng trưởng thành trong vòng từ 3-28 ngày. Khi xuất hiện trong nhà, chúng có thể đậu trên tường, trần nhà hoặc sàn nhà. Khi ở ngoài trời có thể ở trên cây, mặt đất, phân hay thùng rác.

Ruồi nhặng xanh có vòng đời kéo dài từ 9-21 ngày, từ 5-7 ngày sau trứng nở thành nhộng. Có thể có 2-3 thế hệ ruồi nhặng xanh được sinh ra trong 1 tháng. Loại nhặng xanh khỏe và hoạt động quanh vùng sinh sản. Chúng xuất hiện nhiều khi vào thời tiết mùa hè. Nhặng khá năng động và bị thu hút từ ánh sáng.

Tập tính

Chúng đều ăn tất cả các thức ăn, rác rưởi, chất thải của động vật và người. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của cả hai loại này. Chúng sẽ chết nếu sau 48h không được hút nước. Một ngày chúng cần phải ăn từ 2-3 lần, hoạt động chủ yếu vào ban ngày, về đêm thường đậu yên. 

Xem thêm:  Phương pháp diệt gián Đức lâu dài nhất mà bạn nên biết

Khi không tìm thức ăn, chúng thường trú tại sàn nhà, trần nhà, ngoài bờ rào, thùng rác, thảm lau,…Nhìn chung, chúng sẽ tìm nơi gần nguồn thức ăn và nơi an toàn để đẻ trứng, tránh được gió.

Tác hại

Không chỉ gây ra sự phiền hà khó chịu cho con người, loài ruồi nhà và ruồi nhặng xanh còn là trung gian truyền cơ học. Trong cơ thể chúng có nhiều mầm bệnh từ nơi ô nhiễm tới con người. Khi dính vào mặt ngoài của ruồi, các mầm bệnh chỉ tồn tại khoảng vài giờ. Nhưng khi con người ăn phải, vào cơ thể thì chúng có thể sống sót tới vài ngày.

Cách kiểm soát và phòng chống Ruồi và Ruồi nhặng xanh tại nhà
Ruồi nhặng xanh tại nhà

Chúng thường bay tới nơi như rác, đất, chất thải của con người và động vật để kiếm thức ăn. Chúng mang theo một lượng lớn vi sinh vât gây bệnh bám dính trên thân, chân, cánh. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp vào đường thức ăn, nước uống, không khí, da và sự tiếp xúc giữa người với người.

Những bệnh của chúng truyền là các bệnh truyền nhiễm đường ruột. Chẳng hạn như kiết lỵ, tiêu chảy, tả, giun sán, thương hàn,…Một số bệnh liên quan tới mắt như mắt hột, mắt đỏ và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, bệnh ngoài da,…

Sự khác nhau của Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh

Ruồi nhà ruồi nhặng xanh khác nhau ở chỗ ruồi nhà đẻ trứng còn nhặng xanh đẻ con. Nhặng xanh không thể đẻ trứng mà chỉ đẻ được ấu trùng là giòi. Bởi thế, trong bụng một con nhặng mẹ thường sẽ có rất nhiều giòi.

Trong thế giới côn trùng, hiện tượng đẻ con như nhặng xanh không phải là hiếm. Hiện tượng “mang thai” của côn trùng khác hẳn so với loài động vật có vú. Trứng của côn trùng có nhiều dưỡng chất bên trong để tự phát triển mà không cần mẹ. 

Xem thêm:  DANH SÁCH 8 loại thuốc diệt gián tốt nhất kèm BẢNG GIÁ
Thông tin đầy đủ nhất về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh
Ấu trùng Ruồi nhặng xanh

Thực tế, hiện tượng đẻ con của côn trùng chỉ là giả, không khác gì đẻ trứng, chỉ khác rằng một kiểu con non nở trong bụng mẹ còn một đằng nở ở ngoài mà thôi.

Cách kiểm soát và phòng chống Ruồi và Ruồi nhặng xanh tại nhà

Một số phương pháp hoàn toàn không tốn nhiều chi phí và thứ bạn cần là thời gian để thực hiện. Các bước được gợi ý dưới đây sẽ cần một số thay đổi trong và ngoài nhà và kiểm soát được  ruồi nhặng xanh gây hại.

  • Không cho ruồi có lối vào trong – đóng tất cả cửa sổ và cửa đi.
  • Sử dụng lưới chắn ruồi – lắp lưới chắn ruồi vào các cửa sổ ( khu vực bếp, nơi để rác) 
  • Đậy kín thức ăn – ruồi phát tán bệnh bằng cách bám trên thức ăn trước khi chúng ta ăn.
  • Dọn dẹp không gian nhà ở – dọn rác, thực phẩm và chất lỏng sau khi ăn, nhà bếp và các thiết bị trong bếp.
  • Thùng rác/thùng phân – bảo đảm rằng tất cả các thùng chứa rác đều có nắp đậy kín.
  • Thảm lau – bảo đảm vết bẩn được giặt sạch hoàn toàn mỗi tuần.
  • Thú cưng – dọn dẹp sạch. Không chỉ phân thú cưng là nơi sinh sản thuận lợi của ruồi, chúng có thể đậu ở đó trước khi đậu lên thức ăn con người.
  • Vật đựng nước – Đảm bảo được đậy kín bằng nắp. 
  • Nước đọng, tù – đừng để nước đọng vì sẽ tạo cơ hội cho ruồi, muỗi sinh sản.

Trên đây là các Thông tin đầy đủ về loài Ruồi nhà và Ruồi nhặng xanh. Mong rằng các thông tin trên sẽ cho bạn những kiến thức bổ ích để kiểm soát và phòng chống loài ruồi một cách đúng đắn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có những kiến thức bổ ích hơn nhé.