Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!

15/09/2021
| |
715

Trong danh sách những côn trùng gây hại, không thể không nhắc đến mối. Đây là loài sinh vật thuộc lớp côn trùng với hơn 2600 loài khác nhau trên thế giới. Loài mối sinh sống và phát triển nhiều ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về loài mối để có cách tiêu diệt chúng tận gốc.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của loài mối

Mối được chia làm 2 nhóm sinh sản và vô sinh. Mối sinh sản bao gồm mối cánh, mối vua và mối chúa. Những con mối lính và mối thợ thuộc nhóm vô sinh.

Nhóm mối có khả năng sinh sản:

Những con mối có khả năng sinh sản, sở hữu phần đấu phát triển và được bảo vệ vững chắc. Chúng thường sở hữu mắt đơn hoặc mắt kép. Ở phần đầu có thêm 2 chiếc râu với hình chuỗi hạt. Vì phụ thuộc theo từng loài, nên râu của mối cũng khác nhau. Thường thì các đốt râu của mối sẽ trong khoảng 9 – 30 đốt. Phần đầu chưa cơ quan cảm giác quan trọng của mối là khứu giác và vị giác.

Còn với phần ngực của con mối thuộc nhóm có khả năng sinh sản sẽ có 3 đốt và 6 chân. Đặc biệt, những con mối cánh còn gọi là mối dự bị sẽ có thêm cánh ở các đốt ngực. Đôi cánh của mối dự bị sẽ rụng đi sau khi tiến hành giao phối.

Ở phần bụng của mối sinh sản sẽ được chia làm 10 đốt. Từ đốt bụng thứ 2 đến đốt bụng thứ 8, mỗi đốt sẽ có một cặp lỗ thở. Đốt bụng thứ 10 sẽ biển đổi để trở thành nắp sinh dục. Với những con mối chúa đã trưởng thành, phần bụng sẽ phát triển to hơn, để đẻ trứng.

Nhóm mối vô sinh – không có khả năng sinh sản

Ở nhóm vô sinh, phần đầu của những con mối linh và mối thợ sẽ không phát triển như nhóm trên. Mắt kép và mắt đơn của mối lính, mối thợ sẽ bị thoái hóa. Thường thì cơ thể chúng có kích thước từ 4 đến 10 mm. Về cơ bản thì mối thợ và mối non sẽ hao hao giống nhau về bên ngoài. Tuy nhiên thì thân của mối non có màu trắng sữa. Còn mối thợ có phần thân thẫm hơn, chúng còn sợ hữu cặp hàm có màu nâu đen.

Đối với những con mối lính, phần đầu và hàm của mối rất phát triển. Sự phát triển này nhằm thực hiện chức năng xây và bảo vệ tổ.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Ở nhóm vô sinh, phần đầu của những con mối linh và mối thợ sẽ không phát triển như những nhóm mối khác

Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể của loài mối

Thường thì mỗi một con mối sẽ có cấu tạo cơ thể gồm các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, cảm giác và sinh sản. Cụ thể:

Đối với hệ tiêu hóa của mối gồm có:

  • Phần ruột trước gồm có: lỗ miệng, thực quản, mề và diều.
  • Phần ruột giữa gồm có: các ống Malpigi và ống ruột.
  • Còn phần ruột sau gồm có: các túi tiêu hóa phụ, trực tràng, ruột già và hậu môn.

Đối với hệ hô hấp của mối, cấu tạo như sau:

  • Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 8 sẽ chứa các lỗ thở – là nơi giúp mối duy trì hô hấp. Ngoài ra, còn có thêm 2 đôi lỗ thở ở phần đốt ngực thứ nhất và thứ hai.
  • Trung bình mỗi con mối sẽ có tổng cộng 10 các lỗ thở.

Cơ quan cảm giác của mối có cấu tạo gồm:

  • Mắt đơn, mắt kép và nhất là cơ quan jhonton, Jhonton nằm trên các đốt trụ của râu mối. Cơ quan này giúp mối nhận biết được kẻ địch và đồng loại khi tìm thức ăn.
  • Đối với cơ quan phát thanh của mối cánh sẽ có sự rung động. Sự rung này xuất phát từ giữa các tấm lưng ngực và vẫy cánh đề gọi con đực giao phối.
  • Ở phần đầu của mối thợ và mối lính có sự co giật. Đây là tín hiệu để các con mối báo động sự nguy hiểm sắp xảy đến cho đồng loại.

Cơ quan sinh sản của mối:

  • Ở nhóm mối sinh sản, cơ quan sinh dục sẽ phát triển mạnh mẽ. Con mối đực có 2 khối tinh hoàn dính ở phía dưới tấm lưng, nằm ở đốt cuối của phần bụng.
  • Còn với nhóm mối cái, hai noãn sào nằm ở hai bên tấm lưng bụng, kéo dài đến đốt ngực.
  • Nhóm mối vô sinh cũng có cơ quan sinh dục nhưng lại không phát triển và gần như không thể sinh sản.
Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Thường thì mỗi một con mối sẽ có cấu tạo cơ thể gồm các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, cảm giác và sinh sản Cụ thể

Tìm hiểu về môi trường sinh sống, phát triển của loài mối

 Đối với môi trường sinh sống của mối:

Chúng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và tập trung nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nơi ấm áp… Dọc phía các bờ biển, những nơi ấp thấp là địa điểm lý tưởng để mối sinh sôi và phát triển. Một số loài mối ở Bắc Mỹ thì quen sống với nhiệt độ lạnh hơn.

Theo thống kê, ở châu Âu chỉ có 10 loài mối khác nhau, nhưng ở Bắc Mỹ lại có tới hơn 50 loài. Riêng châu Phi có tới gần 1000 loài mối khác nhau. Ở Việt Nam, số lượng loài mối cũng khá đa dạng.

Mối được chia làm các loài mối đất, mỗi gỗ khô, mối gỗ ẩm…. Tất cả đều có ảnh hưởng và gây thiệt hại cho kinh tế.

Mối ăn gì để phát triển?

Cây xanh, gỗ, bìa carton… là thức ăn yêu thích của mối. Các loài cây có giá trị kinh tế cao như bạch đàn, sắn, chè… cũng trở thành thức ăn của mối đất. Vì vậy nên chúng đã gây ra không ít các thiệt hại cho con người.

Không chỉ cây xanh, gỗ, mùn cưa cũng là thức ăn của mối. Đó là lí do vì sao bạn thường xuyên thấy mối làm tổ ở tủ quần áo, giường, bàn ghế… Chúng cũng có thể ăn cả giấy, vải… gây ra không ít khó chịu cho chúng ta.

Tìm hiểu cách phân chia xã hội của loài mối

Xã hội của loài mối được phân các cấp: mối chúa, mối thợ, mối lính, mối cánh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vai trò, chức năng, tuổi thọ của từng con mối.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Xã hội của loài mối được phân các cấp: mối chúa, mối thợ, mối lính, mối cánh

Đặc điểm, vai trò, tuổi thọ của mối chúa:

Mặc dù có phần đầu khá là nhỏ nhưng mối chúa lại có phần bụng rất to. Thường thì bụng của mối chúa dài từ 12 – 15 cm. Bên cạnh đó bộ phận sinh dục của mối chúa cũng rất phát triển. Nhờ sở hữu phần bụng và bộ phận sinh dục lớn nên mối chúa có nhiệm vụ sinh sản, duy trì loài cho đàn.

Thời gian đầu, có thể mối chúa sẽ đẻ ít trứng. Nhưng với tuổi thọ lên tới 10 năm, sau 4-5 năm con mối chúa có thể đẻ từ 8000 đến 10,000 trứng mỗi ngày.

Đặc điểm, vai trò, tuổi thọ của mối thợ:

Trong mỗi một tổ mối, con mối thợ chiếm số lượng đông đảo nhất, thường từ 70 – 80%. Mặc dù có một cơ thể nhỏ, nhưng các chi của mối lại rất phát triển. Mối thợ cũng là nhóm rất chăm chỉ. Chúng đảm nhận mọi việc, xây tổ, làm đường, hút nước, chuyển trứng cho tới nuôi dưỡng các con non…

Trong quá trình xây tổ, mối thợ sẽ dùng dùng bùn đất, đồ ăn để gia cố tổ chắc chắn. Chúng cũng sẽ chia tổ thành tổ chính và tổ phụ, mục đích là để sinh hoạt thoải mái hơn.

Mối thợ có tuổi đời ngắn hơn rất nhiều so với mối chúa, thường sẽ từ 1 – 3 năm.

Đặc điểm, vai trò, tuổi thọ của mối lính:

Mối lính có nguồn gốc từ mối thợ, sau khi đã được phân hóa. Thường thì mỗi tổ chỉ có khoảng 10% mối lính. Bên cạnh giúp mối thợ, công việc chính của mối lính là bảo vệ, canh gác tổ, tấn công kẻ thù.

Sở hữu một cặp hàm chắc khỏe cũng chính là vũ khí của mối lính. Chúng còn có khả năng tiết dịch nhũ trắng để gây mê đối thủ. Điều đặc biệt là dù có cặp hàm chắc khỏe nhưng chúng lại không thể tự ăn. Cặp hàm bị mất khả năng lấy mồi, nên mối thợ sẽ có thêm nhiệm vụ bón cho mối lính ăn.

Con mối lính có tuổi thọ gần bằng với tuổi thọ của mối thợ.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Thường thì mỗi tổ chỉ có khoảng 10% mối lính

Đặc điểm, vai trò, tuổi thọ của mối cánh (mối dự bị)

Loài mối này được hình thành qua nhiều lần lột xác của mối non. Mối cánh rất dễ để nhận dạng vì chúng có một đôi cánh rất dài. Sau khi trưởng thành, mối cánh sẽ bay ra ngoài, tìm mối cái để giao phối. Cùng từ đây, những tổ mối mới sẽ được hình thành.

Tìm hiểu về vòng đời của loài mối

 Vòng đời của mối trải qua 3 giai đoạn phát triển. Chúng phát triển theo hình thức biến thái không hoàn toàn. 3 giai đoạn trong vòng đời của mối bao gồm: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Mỗi giai đoạn sẽ có thời gian phát triển khác nhau, phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ, thức ăn…

Giai đoạn 1 – trứng:

Toàn bộ vòng đời của một con mối sẽ bắt đầu từ khi trứng rời khỏi cơ thể mối chúa. Trứng mối thường có hình bầu dục với kích thước gần giống và tương tự trứng cá. Thường chúng ta sẽ nhìn thấy nó có màu trắng ngà ngà đục.

Trứng sau khi được mối chúa sinh ra sẽ được nuôi dưỡng để dần dần trở thành ấu trùng.

Giai đoạn 2 – ấu trùng:

Mối non hay còn gọi là ấu trúng sẽ xuất hiện sau khi trứng nở. Để ấu trùng mối nở ra, sẽ mất khoảng 10 -14 ngày. Khi trở thành ấu trùng, mối có kích thước gần bằng với quả trứng. Chúng sẽ nhanh chóng lớn lên và trở thành những con mối thợ.

Vì là loài côn trùng, nên để trưởng thành, ấu trùng mối sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác khác nhau. Dần dần chúng sẽ trở thành nhộng con, hay còn gọi là mối non.

Giai đoạn 3 – trưởng thành:

Sau nhiều lần lột xác cùng với sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ lớn dần. Sau đó chúng sẽ trở thành những con mối thợ. Khi đã đủ trưởng thành, những con mối sẽ bắt đầu phân chia cấp bậc trong tổ.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Sau nhiều lần lột xác cùng với sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ lớn dần Sau đó chúng sẽ trở thành những con mối thợ

Giới thiệt một số loài mối có số lượng lớn ở Việt Nam

Loài mối có số lượng đông đảo trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Thường thì ở Việt Nam, chúng ta sẽ bắt gặp một số loài mối như:

  • Mối gỗ khô
  • Mối cây nấm tổ chìm
  • Mối gỗ ẩm
  • Mối đất

Loài mối gỗ khô:

Được gọi là mối gỗ khô vì chúng chỉ ăn gỗ vô các các chất cellulose khô bao gồm: quần áo, giấy… Chúng tấn công hầy hết các loại gỗ và không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cũng như đời sống của con người.

Loài mối cấy nấm tổ chìm:

Loài mối này có cái tên khá đặc biệt. Chúng thường nuôi cấy nấm để phân hủy cellulose trong giấy, quần áo. Thường thì cũng sẽ cấy nấm thành từng đường, rồi sau đó mới ăn nên gọi là mối cấy nấm. Cũng như mối gỗ khô, loài này cũng gây ra nhiều mối nguy hại cho con người.

Loài mối gỗ ẩm:

Cũng chọn gỗ làm món ăn khoái khẩu. Mối gỗ ẩm thường phá hoại kết cấu bên trong của đồ nội thất bằng gỗ, các công trình xây dựng… Chúng có thể ăn sạch những loại gổ ẩm, mục trong một thời gian rất ngắn.

Review tất tần tật chi tiết về loài mối – xem ngay nào!
Mối gỗ ẩm thường phá hoại kết cấu bên trong của đồ nội thất bằng gỗ, các công trình xây dựng

Loài mối đất:

Những con mối này sống ở trong đất, làm sụt lún nền móng của các công trình xây dựng. Ở trong vườn cây sẽ làm hại cho cây trồng… Chúng có “sức mạnh” làm giảm khả năng chịu lực, kết cấu cũng như hoa văn ở trên bề mặt của gỗ.

Hầu hết những loài mối ở Việt Nam đều gây hại. Mặc dù chưa thể thống kê thiệt hại mà mối gây ra. Nhưng sự phá hoại từ chúng là điều rất dễ thấy. Chính vì sự phát triển nhanh chóng kèm theo tác hại mà mối gây ra, con người đã phải tìm ra nhiều cách để tiêu diệt chúng tận gốc.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.